Quy tắc Klechkovsky
Quy tắc Klechkovsky

Quy tắc Klechkovsky

Quy tắc Klechkovsky (còn viết là Klechkowski), có tên khác là quy tắc Madelung[1] hay nguyên lý vững bền (tiếng Anhː aufbau principle hay building-up principle) phát biểu rằng ở trạng thái cơ bản của nguyên tử hoặc ion, các electron lấp đầy orbital nguyên tử ở mức năng lượng từ thấp đến cao. Ví dụ, electron sẽ chiếm phân lớp 1s trước phân lớp 2s. Theo cách này, các electron của nguyên tử hoặc ion tạo thành cấu hình electron ổn định nhất có thể. Một ví dụ là cấu hình 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 cho nguyên tử phốtpho, nghĩa là phân lớp 1s có 2 electron, phân lớp 2s có 2 electron... Quy tắc này được đề xuất bởi nhiều nhà hóa học, mà sau đó được gọi theo tên của Vsevolod Klechkovsky trong các tài liệu tiếng Việt.Tính chất chiếm mức năng lượng của electron được xây dựng bởi các nguyên tắc khác của vật lý nguyên tử, như quy tắc Hundnguyên lý loại trừ Pauli. Quy tắc Hund phát biểu rằng nếu có nhiều orbital cùng mức năng lượng, các electron sẽ chiếm các orbital khác nhau sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron độc thân phải có spin cùng dấu. Khi các electron bắt cặp nhau, nguyên lý Pauli cho thấy các electron cùng orbital phải có spin khác nhau (+1/2 và −1/2).Khi chúng ta đi từ nguyên tố này sang nguyên tố khác có số hiệu nguyên tử cao hơn liền kề, số proton và số electron của nguyên tử tăng thêm 1. Số electron tối đa trong bất kỳ lớp nào là 2n2, trong đó n là số lượng tử chính. Số electron tối đa trong một phân lớp (s, p, d hoặc f) bằng 2(2ℓ + 1) trong đó ℓ = 0, 1, 2, 3... Do đó, các phân lớp này có thể có tối đa là 2, 6, 10 và 14 electron tương ứng. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron được thiết lập bằng cách đặt các electron vào các phân lớp có mức năng lượng thấp nhất cho đến khi tổng số electron bằng với số hiệu nguyên tử. Các orbital nguyên tử được điền theo thứ tự năng lượng tăng dần, sử dụng hai quy tắc chung để giúp dự đoán cấu hình electron:Một phiên bản của quy tắc Klechkovsky là mô hình vỏ hạt nhân (nuclear shell modell) được sử dụng để dự đoán cấu hình của các protonneutron trong hạt nhân nguyên tử.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quy tắc Klechkovsky http://inference-review.com/article/on-the-madelun... http://www.wyzant.com/resources/lessons/science/ch... http://adsabs.harvard.edu/abs/1964PNAS...51..664G http://adsabs.harvard.edu/abs/1979JChEd..56..714W http://adsabs.harvard.edu/abs/1984JPhB...17.4251K http://adsabs.harvard.edu/abs/1994JChEd..71..469V http://www.iun.edu/~cpanhd/C101webnotes/modern-ato... http://chemed.chem.purdue.edu/genchem/topicreview/... http://www.chem.ucla.edu/dept/Faculty/scerri/pdf/H... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC300183